Nhắc đến Snapdragon, người ta thường nghĩ ngay đến những con chip Android chất lượng, phổ biến nhất hiện nay. Dù nhiều hãng đã tự sản xuất được chipset như Exynos của Samsung. Họ vẫn sử dụng chip Qualcomm cho những thị trường khó tính. Vậy bộ vi xử lý của Qualcomm có gì khác biệt và dành cho những thiết bị nào?
Qualcomm hiện đã phát triển đa dạng các danh mục sản phẩm chip Snapdragon. Tạo ra nhiều phân khúc giá từ bình dân, tầm trung cho tới cao cấp. Sản phẩm chip Qualcomm được tin tưởng lựa chọn bởi các nhà sản xuất smartphone hàng đầu như Samsung, Sony, LG, HTC hay OnePlus.
Qualcomm phát triển đa dạng các danh mục sản phẩm chip xử lý di động
Giữa các dòng sản phẩm sẽ có sự khác biệt nhất định về hiệu năng, tương ứng với mức giá phù hợp. Dưới đây sẽ là chi tiết thông tin các thế hệ chip xử lý Qualcomm đáng chú ý.
1. Bộ vi xử lý cao cấp
Chip xử lý của Qualcomm được lựa chọn sử dụng cho cả thiết bị máy tính và smartphone. Điển hình như dòng chip Snapdragon 855 và 855+ được dùng cho bộ đôi Samsung Galaxy Note 10/10+ đình đám trong năm 2019. Những con chip Series 8xx là những sản phẩm cao cấp hàng đầu. Được xây dựng dựa trên nền tảng kiến trúc big.LITTLE CPU, tích hợp các lõi CPU Cortex-A75 và Cortex-A55 để nâng cao hiệu suất cân bằng với hiệu quả năng lượng.
Dòng chip Snapdragon 855 và 855+ cao cấp dành cho những flagship hàng đầu
Bên cạnh đó những con chip này còn trang bị lõi đồ họa GPU Adreno độc quyền. Quick Charge 4.0, Bluetooth 5.0, tai nghe True Wireless cũng được thêm vào. Nhờ những ưu điểm trên mà chip của Qualcomm luôn cạnh tranh so với nhiều đối thủ như: chip Exynos của Samsung hay chip Kirin của Huawei.
2. Bộ vi xử lý tầm trung – cận cao cấp
Bộ vi xử lý tầm trung và cao cấp của Qualcomm tương đối đa dạng. Nhiều dòng chip mang mã hiệu 7xx và 6xx. Cụ thể hiệu năng các dòng chip phổ biến như sau:
Dòng chip Snapdragon 710 và 670
Hai dòng chip Qualcomm này khá tương đồng về những tính năng xử lý cao cấp như công nghệ Bluetooth và sạc nhanh. Cấu trúc thiết kế gồm 2 lõi Cortex-A75 và 6 lõi Cortex-A53 khác biệt với series 8xx cao cấp. Do vậy 2 dòng chip tầm trung này chỉ đem lại hiệu suất đơn luồng yếu thế hơn hiệu suất đa luồng. Tuy nhiên ưu điểm của thiết kế này tốt cho tuổi thọ pin.
Cấu trúc thiết kế gồm 2 lõi Cortex-A75 và 6 lõi Cortex-A53 trên chip Snapdragon 710
Đi kèm chip xử lý là đồ họa GPU Adreno 600-series. Hỗ trợ chơi game hiệu quả chỉ sau chip 845. Tốc độ kết nối LTE khá nhanh. Tính năng DSP Hexagon giúp tăng cường khả năng học máy. Các trang bị sạc nhanh Quick Charge 4.0 và Bluetooth 5.0 tiêu chuẩn vẫn được duy trì trên 2 dòng chip này.
Dòng chip Snapdragon 636 và 632
Tương tư như model 710 và series 600 cao cấp. Chip Snapdragon 636 và 632 thiết kế big.LITTLE cho hiệu suất CPU cao và hiệu suất đồ họa GPU Adreno 500-series tầm trung. Tuy vậy khả năng xử lý tín hiệu số DSP khá mạnh, modem nhanh, cùng các tính năng Quick Charge 3.0 – 4.0 cũng được hỗ trợ đầy đủ.
Thế hệ chip tầm trung vẫn được hỗ trợ công nghệ Quick Charge 4.0 tiên tiến
Dòng chip Snapdragon 630 và 625
Thuộc thế hệ chip tầm trung yếu hơn, chip 630 và 625 chỉ sử dụng kết cấu CPU Cortex-A53 octa-core. GPU Adreno 509 và 506 cho hiệu suất trung bình. Ngoài ra, chip còn được trang bị modem X12 LTE/X9 LTE và hỗ trợ DSP Hexagon. Cùng có kết nối Bluetooth 4.2 – 5.0.
3. Bộ vi xử lý phổ thông – giá rẻ
Dòng chip phổ thông của Qualcomm với các đại diện là Snapdragon 450, 439 và 425 đem đến hiệu suất thấp hơn hẳn cả về CPU, GPU và modem phù hợp với chi phí hạn chế. Cụ thể như chip Qualcomm 425 trang bị CPU cortex-A53 Quad-core, modem X4 LTE và đáp ứng độ phân giải màn hình 720p cùng camera đơn.
Như vậy, với những thông tin chi tiết về các sản phẩm chip Snapdragon phổ biến thuộc nhiều phân khúc đã cho thấy năng lực của Qualcomm trong việc đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng và năng lực cạnh tranh đáng nể. Nhìn chung những con chip này dù thuộc phân khúc nào thì vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các hãng sản xuất di động và người dùng.