Khi nhắc đến độ phân giải camera nhiều người thường nghĩ độ phân giải camera di động càng cao càng tốt. Tuy nhiên thực tế có phải độ phân giải camera MP càng cao thì ảnh chụp càng đẹp không? Hãy cùng lý giải cho thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé!
Độ phân giải camera MP nói lên điều gì?
Theo lý thuyết, độ phân giải Megapixel (MP) là thông số biểu thị số điểm ảnh trên bức hình thu lại được. Trong đó pixel chính là điểm ảnh, là yếu tố vật lý được quy định trên camera và hỗ trợ thu ánh sáng khi chụp ảnh. Như vậy 1MP tương đương 1 triệu điểm ảnh và nếu camera của bạn có độ phân giải 12MP thì mật độ điểm ảnh là 12 triệu. Theo đó, độ phân giải là yếu tố quyết định kích thước ảnh chụp, độ phân giải càng lớn thì kích thước ảnh cũng lớn hơn.
Độ phân giải chỉ quyết định kích thước ảnh chụp trên điện thoại
Trong thực tế chụp ảnh thì thuật toán xử lý mới là yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng ảnh, không phải độ phân giải MP. Hầu hết các camera có độ phân giải lớn hiện nay đều sử dụng công nghệ ghép điểm ảnh, cho phép ghép bốn điểm ảnh liền kề thành một điểm ảnh lớn hơn. Từ đó, giúp cảm biến camera trên điện thoại thu nhiều ảnh sáng hơn mà không bắt buộc tăng kích thước ảnh. Tuy vậy, chất lượng ảnh có thể giảm đi.
Có phải độ phân giải camera MP càng cao thì ảnh chụp càng đẹp?
Với thắc mắc “Có phải độ phân giải camera MP càng cao thì ảnh chụp càng đẹp không?” thì câu trả lời là “Không” bởi thuật toán xử lý mới là cái quan trọng quyết định chất lượng ảnh.
Trong những năm gần đây, các nhà phát triển smartphone lớn như Apple đã ngừng chạy đua độ phân giải MP trên các thiết bị của mình, thay vào đó là nỗ lực tối ưu thuật toán để tăng chất lượng ảnh chụp. Các thuật toán thông minh không chỉ giúp tăng độ chi tiết, nhận diện màu sắc chính xác mà còn hỗ trợ điều chỉnh cân bằng ánh tự động giúp ảnh chụp tự nhiên và sắc nét dưới mọi điều kiện ánh sáng.
Các thuật toán thông minh không giúp tăng độ chi tiết, hỗ trợ chụp ảnh thiếu sáng
Sự phát triển của thuật toán có thể dễ thấy trên những thiết bị iPhone cho chất lượng ảnh chụp ban đêm sắc nét, hay chế độ ảnh chụp thiên văn trên Pixel 4 và P30 Pro với khả năng zoom 5x.
Bộ vi xử ảnh và công nghệ học máy (machine learning) cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ảnh chụp điện thoại. Các hãng smartphone lớn như Apple, Samsung hay Huawei đều không ngừng đầu tư nghiên cứu và cải tiến bộ vi xử lý hình ảnh, và Google là chip xử lý Neural Core. Những công nghệ này giúp cải thiện thuật toán hình ảnh nhanh chóng và tiết kiệm năng lượng khi chụp ảnh hiệu quả.
Apple đầu tư nghiên cứu và cải tiến bộ vi xử lý hình ảnh trên iPhone
Kết quả cho ra đời những bức ảnh chụp xóa phông hay chế độ chụp ban đêm thần thánh. Tuy vậy, hạn chế của những công nghệ thuật toán cao cấp là giá thành còn khá cao, chưa phổ biến ở các phân khúc tầm trung.
Thực tế công nghệ camera của các hãng điện thoại hàng đầu
Tiêu chí camera chụp ảnh đẹp là một trong những yếu tố tạo nên thành công và sức hút của các dòng smartphone hiện nay. Mỗi nhà phát triển di động sẽ có những chiến lược khác nhau để cải thiện chất lượng chụp ảnh. Có thể là tăng độ phân giải camera lên 48MP, 64MP hay 108MP trên nhiều dòng smartphone Trung Quốc.
Tuy nhiên đi ngược lại xu hướng đó, Apple lại chọn hướng đi tối ưu sức mạnh phần mềm và thuật toán. Với Apple, camera 12MP cũng đủ để tạo nên khác biệt. Minh chứng thực tế chính là bộ ba iPhone 11 mới nhất của Apple. Tuy chỉ sở hữu camera 12MP nhưng khả năng chụp hình của iPhone 11 thực sự đẳng cấp, thách thức cả điều kiện thiếu sáng và chụp ảnh góc rộng chuyên nghiệp.
Bộ ba camera 12MP trên bộ ba iPhone 11 cũng đủ để Apple tạo nên khác biệt
Từ tất cả những phân tích giúp giải đáp thắc mắc “Có phải độ phân giải camera MP càng cao thì ảnh chụp càng đẹp?” và ví dụ minh họa vụ thể trên đây có thể thấy cuộc đua độ lớn phân giải chỉ là vô nghĩa nếu công nghệ camera không cải tiến sức mạnh thuật toán từ bên trong. Sức mạnh chụp hình của iPhone Apple đã chứng minh, camera 12MP cũng đủ sức đánh bại cảm biến 48MP trên nhiều dòng Android khác.