Trước nhu cầu của thị trường, điện thoại chơi game ngày càng phát triển. Chúng dần thay thế những thiết bị chơi game xưa cũ. Bằng sự tiện dụng và nhỏ gọn. Cuối năm 2017, Razer đã tạo ra làn sóng điện thoại chơi game. Thương hiệu ROG của Asus đã tham gia vào cuộc chạy đua điện thoại chơi game năm 2018. Sau đó là liên tiếp các phiên bản điện thoại Black Shark từ Xiaomi. Bên cạnh đó có cả Nubia của ZTE. Sau tất cả, điện thoại chơi game nào là tốt nhất?
Dưới đây sẽ là đánh giá chi tiết TOP 5 điện thoại chơi game được mua nhiều nhất năm 2020.
Asus ROG Phone 3
Ưu điểm
- Có khả năng tương thích với nhiều phụ kiện của ROG Phone 2
- AirTigger 3 cảm ứng siêu âm chính xác và linh hoạt
- Màn hình AMOLED với HDR10+, tốc độ làm mới 144Hz
- Thời lượng pin tốt, ngay cả khi máy ở tùy chọn 144Hz
- Hiệu suất loa hoàn chỉnh với các tinh chỉnh âm thanh dành riêng cho chơi game
- Bộ vi xử lý Snapdragon 865+, hiệu năng phong phú
- Hệ sinh thái phụ kiện đa dạng
- Chất lượng ảnh và video tốt.
Nhược điểm
- Không có khả năng chống nước hoặc chống bụi
- Không có thẻ nhớ microSD, không có giắc cắm 3,5 mm
- Giá cả đắt đỏ
ROG Phone 3 đã đem tất cả những gì khiến ROG 2 trở nên tốt nhất và nâng tầm nó lên. Nếu nhìn bề ngoài, trông chiếc điện thoại chơi game này không khác gì phiên bản cũ. Thậm chí kích thước của hai phiên bản cũng gần giống nhau. Thiết kế đó có lẽ là có chủ ý. Bởi Asus đã thành công trong việc duy trì khả năng tương thích với hệ phụ kiện của ROG Phone 2 cho ROG Phone 3.
Chipset được thay đổi thành ‘quái thú’ Snapdragon 865+ mới nhất. Đi kèm phương pháp tản nhiệt mới, tích hợp tiện ích bổ sung là quạt tản nhiệt bên ngoài. ROG Phone 3 sở hữu màn hình AMOLED 144Hz và thiết lập máy ảnh mạnh mẽ hơn. Camera chính Quad Bayer 64MP có độ phân giải cao hơn và một camera macro 5MP chuyên dụng mới. Điều khiến người dùng ngạc nhiên là một chiếc điện thoại chơi game có chất lượng quay video 8K ổn định.
Hầu hết mọi bit bên trong ROG 3 đều được tối ưu hóa cho tốc độ. Chẳng hạn như bộ lưu trữ UFS 3.1 và cổng USB 3.1. Tất cả được hỗ trợ bởi một viên pin lớn 6.000 mAh. Tuy nhiên, ROG Phone 3 vẫn còn thiếu một số tính năng cần thiết như là sạc không dây hay giắc cắm âm thanh 3.5 mm.
Xiaomi Black Shark 3 Pro
Ưu điểm
- Màn hình OLED lớn 7.1 “, 90Hz, HDR10
- Độ trễ cảm ứng thấp nhất thế giới
- Tuổi thọ pin lớn và sạc rất nhanh
- Trang bị chipset Snapdragon 865
- Kích hoạt phím cơ học trên vai, đèn RGB
- Loa âm thanh nổi, có giắc cắm âm thanh
- Chất lượng âm thanh và hình ảnh tốt
Nhược điểm
- Không có sạc không dây
Black Shark 3 Pro là một trong những điện thoại chơi game tốt nhất hiện nay. Đây là một sự lựa chọn thích hợp dành cho những game thủ. Điện thoại chơi game này cung cấp những cải tiến mới hơn so với Black Shark 2 Pro. Bao gồm màn hình lớn hơn và chipset nhanh hơn. Pin có dung lượng lớn và khả năng sạc nhanh hơn. Kết hợp với đó là hệ phụ kiện vô cùng đa dạng.
Black Shark 3 Pro hiện đi kèm với màn hình AMOLED 7.1 inch. Có khả năng làm mới với tốc độ 90Hz và phát lại HDR10+. Viên pin đôi lớn 5000 mAh được hỗ trợ sạc nhanh 65W và sạc từ mặt lưng 18W. Nó cũng tự hào khi được trang bị bộ loa âm thanh nổi sống động và có giắc cắm âm thanh 3.5mm. Dù Black Shark 3 Pro không được bán rộng rãi nhưng bạn có thể tìm thấy nó ở Tech Shark – nhà phân phối điện thoại Black Shark chính hãng.
ZTE nubia Red Magic 5G
Ưu điểm
- Màn hình AMOLED 144Hz đầu tiên (nhưng không phải cuối cùng), độ trễ cảm ứng tối thiểu, sáng
- Có các nút kích hoạt phần cứng
- Giá bán thấp hơn các đối thủ cạnh tranh
- Chiếu sáng bằng đèn LED RGB khá đẹp mắt
Nhược điểm
- Không có nhiều trò chơi có thể cung cấp tốc độ khung hình phù hợp với tốc độ làm tươi màn hình
- Hiệu suất máy ảnh kém hấp dẫn
- Phần mềm khó hiểu và có lỗi với bản dịch
- Bên ngoài Trung Quốc, bộ sạc 55W không được đi kèm
Đây là một thành viên khác trong danh sách các điện thoại chơi game tốt nhất. Nubia Red Magic 5G được làm mới hơn rất nhiều so với Magic 3s. Bên cạnh chip Snapdragon mới, phiên bản Nubia này là điện thoại chơi game đầu tiên cung cấp màn hình 144Hz. Đó thực sự là một bước cải tiến lớn.
Tương tự với người tiền nhiệm Red Magic 3s, 5G có giá cả phải chăng. Được bán ở khá nhiều nước và có vẻ ngoài trông rất tuyệt. Những gì mà điện thoại chơi game ROG cần là một phụ kiện thì Nubia đã tích hợp sẵn một quạt tản nhiệt. Nó có thể có hiệu suất máy ảnh kém nhưng về mặt chơi game thì vẫn luôn đảm bảo.
Apple iPhone 11
Ưu điểm
- Hệ sinh thái trò chơi lớn, các phiên bản phát hành sớm và các tựa game độc quyền trên iOS
- Chipset mạnh nhất hiện có Apple A13 Bionic mới
- Thời lượng pin tuyệt vời, hỗ trợ sạc không dây
- Được xếp hạng IP68
- Máy ảnh chụp tốt
Nhược điểm
- Màn hình LCD độ phân giải thấp, chỉ 60Hz
- Sạc chậm với bộ chuyển đổi đi kèm
- Chi phí đắt
Điện thoại của Apple chưa bao giờ là rẻ. Tuy nhiên thì nó vẫn là một chiếc điện thoại thích hợp cho việc chơi game, được nhiều người lựa chọn. Trên thực tế iPhone là sự kết hợp của một phần cứng mạnh và kho trò chơi phong phú. Một số tựa game được độc quyền cho nền tảng hoặc sẽ ra mắt sớm hơn những nơi khác. Điều này khiến iPhone 11 trở thành một chiếc điện thoại chơi game. Dù vậy thì nó là một chiếc điện thoại khá nhạt, tốc độ làm tươi màn hình chỉ là 60Hz và không có phụ kiện cho chơi game.
iPhone 11 hoàn toàn giữ nguyên kiểu dáng và màn hình giống như iPhone XR. Nó sử dụng cùng một màn hình IPS LCD 6,1 inch với 326ppi và một notch ở trên chứa công nghệ Face ID. Các thông số kỹ thuật của màn hình không thay đổi. Điểm nổi bật của nó là camera. Nó cũng có camera thứ hai và đó là camera góc siêu rộng 12MP mới. Các tính năng như Crop Out of Frame có sẵn và có thể quay video 4K bằng tất cả các máy ảnh cùng một lúc.
iPhone 11 có viên pin 3.110mAh so với 2.942mAh trong XR. Hỗ trợ sạc 18W nhưng không được tặng kèm bộ sạc nhanh trong hộp như các mẫu Pro.
OnePlus 7T
Ưu điểm
- Màn hình AMOLED 90Hz nhìn chung là tuyệt vời.
- Thiết kế cao cấp
- Thời lượng pin tốt, sạc nhanh
- Camera ba linh hoạt
Nhược điểm
- Màn hình không thực sự chạy ở 90Hz trong hầu hết các trò chơi
OnePlus 7T có một vị trí trong danh sách này như một thiết bị toàn diện xuất sắc với một vài điểm đặc biệt khiến nó phù hợp hơn với việc chơi game so với hầu hết mọi thiết bị. Điện thoại chơi game này sử dụng chipset Snapdragon 855+. OnePlus 7T có pin 3.800 mAh, màn hình 90Hz về lý thuyết sẽ là một lợi ích cho chơi game. Mặc dù nó hoàn nguyên về 60Hz đối với phần lớn các tựa game.
Màn hình của 7T đã được cập nhật với bảng điều khiển sáng hơn, nhưng nó vẫn giữ nguyên mật độ điểm ảnh với độ phân giải 2400 x 1080 px. Qua thử nghiệm, OnePlus 7T có độ sáng xứng tầm hàng đầu với công suất tối đa là 743 nits. Tất nhiên đó là khi bạn bật cài đặt độ sáng thích ứng – khi tắt chế độ đó, màn hình sẽ xuất ra 525 nits cũng đáng nể. Khả năng hiển thị dưới ánh sáng mặt trời của 7T là tuyệt vời và có thể so sánh với các flagship đắt tiền khác.
Trên đây là 5 điện thoại chơi game tốt, được người dùng lựa chọn nhiều nhất năm 2020. Gần hết năm rồi, bạn đã tậu được cho mình một em điện thoại chơi game ưng ý chưa. Nếu chưa thì tham khảo ngay nhé!