Công nghệ lưu trữ tốc độ cao UFS 3.0 thách thức mọi giới hạn dung lượng - Ảnh đại diện

Công nghệ lưu trữ tốc độ cao UFS 3.0 thách thức mọi giới hạn dung lượng

Sự phát triển của công nghệ smartphone kéo theo rất nhiều cải tiến hiệu năng. Đáp ứng hầu hết nhu cầu lưu trữ dữ liệu đa dạng. Các smartphone cao cấp hiện nay đều được ứng dụng bộ nhớ tiêu chuẩn theo công nghệ UFS 3.0. Vậy UFS 3.0 là gì và nó mang lại những lợi ích gì? Hãy cùng tìm hiểu một chút trong bài viết sau nhé!

Công nghệ lưu trữ UFS 3.0 là gì?

Trước tiên, người dùng cần hiểu về công nghệ UFS – Universal Flash Storage. Được biết đến với tên gọi là bộ nhớ Flash phổ quát. Hiểu một cách đơn giản là tiêu chuẩn lưu trữ được thiết kế nhằm cho phép smartphone đọc và ghi dữ liệu với tốc độ cực nhanh.

Tiêu chuẩn lưu trữ UFS 3.0 đã chính thức công bố hồi tháng 2/2018

Công nghệ UFS được phát triển nhằm thay thế bộ nhớ lưu trữ eMMC (embedded MultiMedia Card) đã được ứng dụng trên nhiều thiết bị máy ảnh, máy tính bảng hay điện thoại thông minh. Khi so sánh giữa UFS và eMMC có thể thấy tốc độ ghi của UFS nhanh hơn rất nhiều so với công nghệ cũ, có thể do cách thức trao đổi thông tin giữa thiết bị chủ đã được thay đổi.

UFS 3.0 thay đổi cách thức trao đổi thông tin giữa thiết bị chủ

Tiêu chuẩn lưu trữ UFS 3.0 đã chính thức được Hiệp hội Công nghệ Thể rắn JEDEC công bố năm 2018 với khả năng tăng băng thông và tốc độ truyền tải dữ liệu lên gấp đôi trong khi giảm lượng điện năng tiêu hao trên hệ thống. UFS 3.0 được đánh giá như là “công nghệ SSD” dành cho điện thoại thông minh và máy ảnh. Tốc độ lưu trữ của công nghệ mới này nhanh hơn rất nhiều so với thế hệ UFS 2.1 và eMMC, có thể cho phép tốc độ lưu trữ đạt 23.2Gbps trong khi lượng điện năng tiêu thụ được tiết kiệm đáng kể.

Công nghệ UFS 3.0 có gì đáng chú ý?

Như đã nhắc ở trên, UFS 3.0 sẽ là tiêu chuẩn nâng cấp kế nhiệm của UFS 2.1. Đánh giá về cấu trúc thiết kế chip, phiên bản 3.0 được tăng lên 64 lớp, nhiều hơn so với 48 lớp trên bản 2.1. Thêm vào đó, UFS 3.0 còn sử dụng chip nhớ 3-bit V-NAND giúp giảm mức tiêu thụ điện năng hiệu quả từ 3.3V xuống chỉ còn 2.8V.
Đánh giá về tốc độ ghi dữ liệu, phiên bản 3.0 đạt 2666MB/s, nhanh gấp đôi UFS 2.0 với chỉ UFS 2.1 là 1333MB/s trong điều kiện tốc độ đọc lý tưởng. Xét về tốc độ ghi của chip nhớ thì UFS 2.1 hiện tại dừng ở mức 200MB/s, còn UFS 3.0 đã đạt đến tốc độ ghi 1800MB/s, tức gấp 9 lần thế hệ tiền nhiệm.

Với những thông số ấn tượng này thì công nghệ UFS 3.0 thực sự đã đạt tiêu chuẩn tốc độ của SSD PCIe cao cấp chuyên dành cho các dòng máy tính chuyên nghiệp như MacBook của Apple. Hiện công nghệ này đã được ứng dụng trên smartphone tạo nên bước nhảy công nghệ đáng chú ý, mang lại những trải nghiệm tuyệt vời trên các smartphone cao cấp.

Tổng quan lợi ích của công nghệ UFS 3.0

  • Tốc độ đọc và ghi dữ liệu nhanh hơn, tăng hiệu quả xử lý đa nhiệm
  • Tiết kiệm điện năng do tiêu thụ ít hơn
  • Kéo dài tuổi thọ pin
  • Nâng cao những trải nghiệm người dùng trên di động

Nhìn chung công nghệ lưu trữ UFS 3.0 đem đến nhiều cải tiến về tốc độ đọc ghi, lưu dữ liệu thần tốc. Tuy nhiên, hiệu quả là lợi ích của nó còn phụ thuộc vào cách người dùng sử dụng thiết bị ra sao. Hiện nay đã có một số smartphone cao cấp ứng dụng tiêu chuẩn bộ nhớ UFS 3.0 tiêu biểu như Samsung Galaxy Fold, Galaxy Note 10 hay OnePlus 7 Pro. Đối với các sản phẩm thuộc phân khúc tầm trung thì chắc cần đợi thêm một thời gian nữa mới có thể tiếp cận công nghệ này.

Trong tương lai không xa, tiêu chuẩn bộ nhớ UFS 3.0 được kỳ vọng sẽ giúp người dùng khai thác tối đa tất cả các tiềm năng trên di động, giúp thiết bị trở thành công cụ lưu trữ và chia sẻ dữ liệu hiệu quả. Đặc biệt trong bối cảnh công nghệ mạng 5G đang phát triển ngày càng nhanh, mạnh và đáng tin cậy hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

SHOPPING CART

close
+84 373 350 899