Chuột
Hiển thị tất cả 3 kết quả
Sẽ rất khó để nhận ra điểm khác biệt giữa chuột chơi game và chuột thông thường. Đôi khi bạn chỉ dùng chuột để thao tác đơn giản trên máy tính khi làm việc hoặc xem phim. Còn đối với game thủ, chuột chơi game chính là một thứ vũ khí lợi hại. Ra trận với đầy đủ ‘súng đạn’ sẽ có thể chiến thắng mọi cuộc chiến.
Chuột chơi game khác chuột bình thường như thế nào?
Đây là câu hỏi thường gặp nhất đối với những người không chuyên. Dưới đây sẽ là một vài điểm khác biệt giữa chuột chơi game và chuột bình thường.
1. Độ nhạy của chuột chơi game
Độ nhạy của chuột được đo bằng DPI, các mẫu chuột chơi game thường có thông số DPI rất cao. DPI là từ viết tắt của Dots per Inch, là độ phân giải của chuột trên màn hình. Mỗi dot sẽ tương ứng với 1 pixel trên màn hình. DPI càng cao thì chuột di chuyển càng nhanh và nhạy.
Đối với chuột máy tính thông dụng, DPI thường ở mức 1000-1600. Nó sẽ đảm bảo được các tác vụ nhưng tốc độ không quá nhanh. Mức DPI 1600-4000 phù hợp với những bạn làm công việc thiết kế, chơi game nhập vai hoặc bắn súng thông thường. Còn nếu bạn là một game thủ chuyên nghiệp thì bạn sẽ cần một chiếc chuột chơi game có DPI trên 4000.
Như vậy khi đọc thông số sản phẩm, bạn có thể dễ dàng phân biệt được chuột chơi game và chuột bình thường. Tùy theo nhu cầu sử dụng để chọn mua chuột cho phù hợp.
2. Khả năng xử lý dữ liệu mà cảm biến thu được
FPS (Frame Per Second) thể hiện khả năng xử lý dữ liệu mà bộ cảm biến thu được. Đây là số khung ảnh tối đa mà bộ cảm biến quét được trong một giây. FPS càng cao thì số ảnh thu về càng nhiều. Nó sẽ giúp bạn có những thao tác nhanh mà chuột vẫn đi đúng hướng và chính xác.
Ở chuột bình thường, chỉ số này khá thấp. Nếu bạn dùng chuột thường để chơi game hoặc làm việc với thao tác nhanh sẽ khiến chuột bị đơ, đứng chuột trên màn hình. Vì thế nếu chơi game thì cần có chuột chơi game, không thể sử dụng được chuột thường.
3. Độ nhấc chuột
Một thông số quan trọng khác cần được nhắc đến đó là LOD – Lift Of Distance. LOD được hiểu là khoảng cách giữa chuột và bề mặt di chuột mà khi bạn nhấc chuột đến mức đó thì cảm biến sẽ không hoạt động. Khoảng cách này được tính bằng mm và hệ số này càng thấp thì càng tốt.
LOD thấp sẽ đảm bảo không có thêm dao động khi nhấc chuột. LOD quá cao sẽ gây nên hiện tượng đồng tâm bị lệch, chuột rung lắc. Nếu chúng ta sử dụng chuột bình thường để chơi game thì hiện tượng này sẽ xảy ra. Đa số các mẫu chuột chơi game cao cấp hiện nay đều có LOD cực thấp (khoảng 1.5mm – 1.8mm).
4. Tần số lấy mẫu Polling rate
Tần số lấy mẫu – hay nói đơn giản là số lần mà chuột sẽ gửi thông tin về cho máy tính. Thường được tính trong 1 giây. Tần số lấy mẫu thường thấy khoảng 125 Hz, 500 Hz, 1000 Hz. Chuột bình thường có Polling Rate đạt khoảng 200- 300 Hz. Chuột chơi game sẽ có tần số lấy mẫu đạt 500 Hz trở lên.
Chỉ số này càng cao chứng tỏ máy tính sẽ thường xuyên nhận và xử lý thông tin về chuột. Giúp cho chuột di chuyển mượt mà và nhanh nhạy hơn.
Giá thành của chuột chơi game
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra là giá của chuột chơi game thường cao hơn giá của chuột máy tính bình thường. Trên thị trường hiện nay, chuột chơi game phổ biến hơn với đa dạng kiểu dáng và màu sắc. Đa phần chuột chơi game thì đều sở hữu một vẻ ngoài hầm hố đậm chất gaming. Ngoài ra thiết kế của chuột chơi game cũng được điều chỉnh và tích hợp thêm nhiều tính năng tùy thuộc vào nhu cầu của cộng đồng.
Giá của những chú chuột gaming đa phần sẽ từ 500.000 đồng trở lên. Tùy vào nhu cầu sử dụng, mức giá và thiết kế cũng như thông số, mong bạn có thể tìm được cho mình chiếc chuột phù hợp.
Những lỗi thường gặp ở chuột chơi game
1. Double Click
Chuột chơi game hay chuột bình thường thì đều có giới hạn số lần nhấn. Sau thời gian dài sử dụng, switch chuột sẽ không còn được như trước, nút switch xuống cấp. Chỉ một thao tác click chuột đơn giản cũng bị nhân đôi. Tình trạng này sẽ khiến cho bạn gặp khó khăn khi sử dụng chuột. Đặc biệt là khi bạn chơi game, việc bị double click sẽ làm cho bạn khó chịu.
Cách khắc phục phổ biến nhất là chúng ta sẽ thay switch chuột. Tuy nhiên sau khi thay thì chuột cũng sẽ không còn được như lúc mới mua. Lý do là vì switch chuột mới có lực nhấn và độ nhạy khác với switch gốc của nhà sản xuất.
Đôi khi cũng là do chuột bị bám bụi bẩn lâu ngày, nếu vậy thì bạn có thể tự khắc phục bằng cách vệ sinh sạch sẽ cho chuột và các khu vực bấm.
2. Hỏng nút cuộn chuột
Sau một thời gian dài sử dụng thì việc hỏng nút cuộn là lỗi mà các bạn sẽ thường thấy nhất. Khi nút cuộn mất đi tác dụng cùng với phần cứng bị lão hóa, trỏ chuột sẽ bị đứng hình. Thỉnh thoảng nó sẽ giật đơ, nhảy lên nhảy xuống không theo ý bạn. Điều này cũng gây khó chịu không kém đâu.
Để giải quyết vấn đề nút cuộn chuột không cuộn được, bạn nên thay bộ điều khiến nút cuộn. Bạn có thể đem chuột tới các cửa hàng sửa chữa phụ kiện máy tính hoặc tự thay thế.
Muốn biết chuột dùng bộ nút cuộn nào, các bạn chỉ cần tháo chuột ra, nút cuộn bên trong có ghi rất rõ các thông số để các bạn biết được thay loại nào phù hợp. Nhưng việc tháo chuột cũng không đơn giản, tình trạng gãy vỡ vỏ có thể xảy ra. Bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi bắt tay vào việc nhé.
3. Lỗi cảm biến
Lỗi cảm biến của chuột chơi game thì thường do lỗi của phần cứng bên trong. Lift off hoạt động kém hiệu quả khi bạn nhấc chuột lên để di chuyển tay. Cảm biến lúc này vẫn nhận tín hiệu, khiến con trỏ chuột trên màn hình bị xê dịch. Bề mặt pad chuột chưa tối ưu cho cảm biến hoặc người chơi nhấc chuột quá thấp so với bàn di cũng có thể là nguyên nhân gây lỗi.
Lift off kém hiệu quả có thể do lập trình độ cao của nhà sản xuất. Việc bạn cần làm là cập nhật firmware mới nhất cho chuột (xem hướng dẫn chi tiết tại website từng hãng), cập nhật trình điều khiển mới nhất cho hệ điều hành.
4. Đứt dây ngầm
Dây kết nối của chuột thường khá dài và bạn thường phải cuộn gọn gàng để mang theo. Chính vì vậy mà tình trạng dây kết nối bị đứt ngầm bên trong dễ dàng xảy ra. Đối với dây kết nối bị đứt, bạn có thể tìm được nơi thay chúng một cách dễ dàng. Nhiều mẫu chuột chơi game hiện nay được thiết kế bọc chống cắt cho dây kết nối. Điều này sẽ giúp bảo vệ, tăng độ bền cho dây cáp và chuột chơi game.
Vệ sinh chuột chơi game thường xuyên và đúng cách
Bụi bẩn là một trong những nguyên nhân gây ra việc chuột chơi game bị lỗi. Nhiều người dùng chỉ có thói quen vệ sinh máy tính mà quên mất phải vệ sinh chuột. Chuột chơi game hay chuột máy tính thông thường thì vẫn là một thiết bị điện tử. Nó cũng cần phải được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo được độ bền. Sau một thời gian dài sử dụng, chuột sẽ bị bám bẩn, vậy nên hãy sử dụng và bảo quản nó thật tốt nhé.
Các bước vệ sinh chuột chơi game rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng tăm bông thấm nước để lau sạch phần mắt quang chuột. Tiếp theo là dùng khăn lau để làm sạch mặt dưới và các bề mặt tiếp xúc của chuột. Đối với những em chuột chơi game có thiết kế hầm hố, nhiều khe, kẽ thì việc vệ sinh sẽ cần thêm một chút thời gian.
Dưới đây sẽ là một số mẫu chuột chơi game để bạn tham khảo.
-
-
-
Bàn phím/Chuột, Chuột, Phụ kiện
Chuột Gaming Xiaomi Black Shark E-Sports
- ĐÈN LED RGB với 16.8 triệu màu, màu sắc thay đổi theo âm thanh khi nghe nhạc và chơi game
- Cảm biến hồng ngoại cao cấp 16000DPI, 400IPS/5G giúp định vị chính xác và giảm đỗ trễ xuống mức tối thiểu
- Tốc độ cảm ứng 1ms (8/4/2/1ms)
- Chế độ không dây chuyên nghiệp 2.4GHz
- Trọng lượng có thể điều chỉnh phù hợp cho từng loại game bằng cách thêm đối trọng riêng biệt
- Tiết kiệm điện năng
Mã sản phẩm: n/a