Đã từ lâu, các chỉ số benchmark được sử dụng rộng rãi toàn cầu như một thước đo, một quy chuẩn chung để đánh giá hiệu năng và sức mạnh tối đa của một chiếc điện thoại. Tuy nhiên, chỉ số này còn khá nhiều bất cập dẫn đến việc người tiêu dùng bị “dắt mũi” bởi các nhà sản xuất điện thoại vốn lợi dụng điểm benchmark như là một cách định hướng khách hàng. Dưới đây là các thông tin chi tiết về điểm Benchmark dành cho điện thoại di động.
Benchmark là gì? Chi tiết các thông số của thang đo Mobile Benchmark
Điểm Benchmark (Mobile Benchmark) là một hệ thống các điểm chuẩn được đặt ra để đánh giá nền tảng phần cứng (Platform) của điện thoại. Mỗi chiếc điện thoại sẽ phải cài đặt và chạy một số các bài test nhất định có chứa trong các ứng dụng như Antutu Benchmark. Điện thoại có hiệu năng càng mạnh thì điểm Benchmark sẽ càng cao.
Thông qua điểm Benchmark, người dùng điện thoại di động có thể đánh giá một cách khách quan sức mạnh của một chiếc điện thoại bất kỳ, so sánh chúng với các điện thoại hãng khác, hoặc đánh giá thực tế hiệu năng của một bộ phận bất kỳ – thứ mà trước đó hầu như không có thang đo tiêu chuẩn.
Hướng dẫn check điểm Benchmark qua ứng dụng Antutu Benchmark
Antutu Benchmark là ứng dụng phổ biến nhất trên cả Android và IOS có thể đo được chính xác nhất điểm Benchmark này. Được trang bị một số lượng lớn các bài test đi kèm, Antutu Benchmark có thể đánh giá tương đối sát hiệu năng của một chiếc điện thoại, bao gồm các chỉ số về CPU, GPU, bộ nhớ, và khả năng truy xuất dữ liệu.
Các chỉ số Antutu Benchmark bao gồm:
- CPU : Đánh giá áp lực phần cứng CPU
- GPU : Đánh giá
- MEM : Đánh giá tốc độ truy xuất dữ liệu
- UX : Đánh giá các chỉ số thân thiện với người dùng
Download Antutu Benchmark |
|
Tại sao điểm Benchmark chỉ có giá trị tương đối
Trước thực trạng điểm Benchmark đang được ngày càng nhiều người biết đến và tin dùng, các hãng sản xuất điện thoại buộc phải dùng mọi cách để khiến điểm số Benchmark của mình cao nhất, bao gồm cả việc gian lận.
Gian lận điểm Benchmark
Dựa trên cơ chế chạy một loạt các bài test hiệu năng để đo điểm của các ứng dụng đo điểm benchmark như AnTuTu, Geekbench, các hãng điện thoại sẽ điều chỉnh để điện thoại chạy vượt công suất thường mỗi khi ứng dụng có tên AnTuTu hoặc Geekbench được bật. Điều đó khiến cho điểm Benchmark ảo sẽ thường cao hơn khoảng 10-40% so với thực tế, thậm chí có thể gấp vài lần.
Điều này có thể dễ dàng kiểm chứng khi người dùng chuyển sang dùng các ứng dụng đo điểm benchmark khác (chưa bị các hãng điện thoại chú ý) và sẽ thấy độ chênh lệch đáng kể. Tuy nhiên, không phải hãng điện thoại nào cũng quan tâm đến điểm Benchmark, đặc biệt là ở những chiếc điện thoại được yêu cầu cao về hiệu năng.
Benchmark không đánh giá được sức mạnh tối đa của điện thoại gaming phone
Điện thoại có khả năng xử lý càng cao, thì yêu cầu tối ưu điện thoại cũng càng lớn. Các hãng điện thoại buộc phải chia các ứng dụng, các nhóm thao tác trên điện thoại ra thành từng mức độ phù hợp cho từng chip xử lý trong hệ thống chip đa nhân. Công việc này sẽ giúp tiết kiệm điện năng, giảm nhiệt độ dư thừa, đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Ví dụ cho điện thoại Black Shark 3 Pro, với CPU 8 lõi. Nhà sản xuất tối ưu để các ứng dụng và thao tác đơn giản, bao gồm cả AnTuTu Benchmark sẽ được chạy mà chỉ cần số lượng lõi ít nhất. Điều này khiến cho thời lượng sử dụng pin thực tế được kéo dài tối đa, đồng thời nhiệt độ máy thông thường cũng được hạ xuống mức thấp nhất mà không làm ảnh hưởng đến khả năng tối đa của điện thoại.
Tuy nhiên, điều này khiến cho Black Shark 3 mất điểm nghiêm trọng với AnTuTu Benchmark, tụt khỏi top 20 điện thoại chơi game mạnh nhất. Trong khi đó, trên thực tế sử dụng, chiếc điện thoại thông minh này xứng đáng nằm trong top 5 điện thoại chơi game mạnh nhất thời đại.